DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75
DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75
DU LỊCH THẾ GIỚI- SCANDINAVIA (P.II) - Trần Diệu Hiền. BH75
Công viên này mang tên của nhà điêu khắc Vigeland vì ông đã có hợp đồng với thành phố Oslo để được tài trợ tài chánh từ chính phủ cho studio của ông, đổi lại ông chịu trách nhiệm làm đẹp thành phố với vườn điêu khắc này để làm thành nơi cho công chúng ...

Trích đăng từ Trần Diệu Hiền Web Blog
http://actien.multiply.com/journal

Công viên này mang tên của nhà điêu khắc Vigeland vì ông đã có hợp đồng với thành phố Oslo để được tài trợ tài chánh từ chính phủ cho studio của ông, đổi lại ông chịu trách nhiệm làm đẹp thành phố với vườn điêu khắc này để làm thành nơi cho công chúng thửơng lãm. Trong vườn này được dàn dựng theo sự tương quan giữa con người từ bé đến già. Có tượng em bé “Sinnataggen” (hot head little boy- hình bến phải) Để nặn ra tượng này Vigeland đã cho một bé trai chocolate sau đó lấy lại và ghi nhận phản ứng của em bé mà khắc nên tượng.


NA-UY- TRỜI NƯỚC MÊNH MÔNG!
Đến Oslo- thủ đô của Na Uy, chúng tôi được một đồng hương xứ Huế là anh Trần Lợi đã định cư tại đây từ tháng 4 năm 1975. Anh Lợi đã làm hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi một vòng “city sightseeings” bằng xe tram công cộng rất hào hứng. Một địa điểm đặc biệt ở Oslo là công viên Vigeland trưng bày toàn tượng điêu khắc khoả thân. Nơi này là địa chỉ không thể thiếu của tất cả các tour du lich, của mỗi cá nhân từ xa hay gần.


Có nhà hàng, có chợ VN và chúng tôi cũng gặp chỉ một tiệm “nail” của người Việt mà thôi. (xin mở ngoặc là kỹ nghệ làm “nail” không được thịnh hành bên Bắc âu như ở Mỹ). Chắc các bạn cũng có biết nhà văn nữ Nguyễn Thị Vinh của thời Tự Lực Văn Đoàn? Bà bây giờ cũng đang định cư tại Na Uy, và mới đây nhất là đạo diễn Song Chi của VN đã xin tị nạn tại Oslo. “Đất lành chim đậu”! 


(hình phố Việt ở Oslo)
Tại trung tâm của công viên này là một cột tháp cao 50 mét bao gồm 121 tượng điêu khắc, năng 180 tấn có tên gọi là “Monolith”. Phải mất 14 năm mới hoàn thành tác phẩm này. Và còn nhiều nữa mà chúng tôi thật sự không thể tìm hiểu hết.


(hình "Monolith")
Chúng tôi ngụ tại khách sạn Scandic Byporten sát cạnh nhà ga trung tâm và cũng gần với khu phố của người Việt Nam. Cộng đồng VN ở Na Uy có khoản 90 ngàn người trên tổng số 4.5 triệu dân nên đi đâu cũng gặp được đồng hương.
Na Uy còn được nổi tiếng về những Norwegian fjords- bao gồm biển trời, núi, mây nước mênh mông mà báo National Graphic đã không ngần ngại bình chọn là một trong những đia điểm du lịch đẹp nhất thê giới. ( theo tiếng Anh tạm gọi là “bay water nhưng xin lỗi chúng tôi không biết dịch sang tiếng Việt cho đúng nghĩa nên xin dùng nguyên văn fjords).
Các Norwegian fjords này hầu như nằm về phía biển miền Tây với các thành phố nổi tiếng trong đó có Bergen là nơi đến tiếp theo của chúng tôi.
Từ Oslo về Bergen có nhiều phương tiện đi thẳng bằng xe lửa, xe bus. Hay đi vòng theo các theo cac tour du lich là “Norway in a Nutshell” hoặc “Sognefjord in a Nutshell”. Chúng tôi chọn con đường “Sognefjord in a Nutshell” dài hơn một ngày nhưng đổi lại được biết nhiều điều thích thú hơn.Trước hết chúng tôi khởi hành từ Oslo đến Mydal bằng euro train của NSB khởi hành từ nhà gat rung tâm kế bên khách sạn lúc 10:55 sáng và đến Mydal lúc 15:49.


15:59 từ Mydal đi đến Flam 16:49 bằng xe lửa Flambana, ở lại Flam một đêm.
15:30 ngày hôm sau lên Sognefjord cruise đi Bergen.


Xe lữa Na Uy là một trong những đường xe lửa đẹp nhất thế giới mà du khách nào cũng muốn trải qua. Nó đã được hình thành hơn một thế kỷ rồi, nhưng tàu luôn được trang bị kỹ thuật tân tiến để kịp theo đà văn minh nhân loại. Ngồi trên tàu rất thoải mái, các thông báo đều có tiếng Anh, nhà vệ sinh rất sạch sẽ. Đường xe lửa chạy qua núi đồi, bình nguyên, sông nước cảnh trí nên thơ, yên lành. Đến đỉnh cao nhất là Finse 1,220 mét thì xe dừng cho du khách ngắm cảnh chụp hình.


Nhưng đỉnh điểm của chuyến du hành bằng xe lửa phải nói đến là đoạn đường từ Mydal-Flam bắng tuyến đường xe lửa mang tên Flambana. Đoạn đường này chỉ có 20 km di chuyển khoản 1 giờ nhưng là đoãn xe lửa từ biển lên núi (Flam= 2 met, Mydal=866 mét). Chỉ 20 Km đường hoả xa nhưng phải xây dựng từ 1922 đến 1944 mới hoàn thành. Đường này chủ yếu dành cho du khách để thương thức cảnh đẹp của Na Uy. Đoạn xe lửa này do công ty tư nhân điều hành về kinh doanh và NSB(của chính phủ) chịu trách nhiệm về an toàn, và an ninh.


Xe lửa cho du khách nên trên đường đi có hướng dẫn giải thích những điểm để du khách chụp hình. Và rất đặc biệt đến thác nước Kjosfossen thì xe dừng lại, và du khách được ra khỏi xe lửa để ngắm cảnh thác. Thình lình trong không gian vang lên tiếng một giọng hát nữ hòa cùng với tiếng thác đổ. Nhìn xa lên đỉnh núi, chúng tôi thấy thấp thoáng bóng một nữ lưu tóc và áo bay trong gió lộng (sao mà giống Mai Siêu Phong hay Tiểu Long Nữ qúa vậy, chúng tôi thầm nghĩ). Theo truyền thuyết Na Uy, ở nơi này thời xa xưa có một “ma nữ” sống ở sau thác nước thường dùng giọng ca để quyến rũ các chàng trai vào trong động với mình. May mà hôm đó trong đoàn xe không có “chàng “ nào nhẹ dạ cất bước theo “nàng” này.


Các cruise của Bắc Âu đểu ghé qua Flam một ngày để khách của cruise có thể tham gia chuyến xe lửa Flambana này.
Chúng tôi ở lại Flam một đêm đế sáng hôm sau đi Fjord safari thám hiểm Naroyfjord (narrowest fjord-hình phải) là vinh hẹp nhất thế giới - chỉ 200 mét. Đây là một nhánh của Sognefjord ; nó nổi bật với cảnh trí thiên nhiên, có bờ núi cao tới 1,400 mét, và đã được Unesco công nhận là di sản thế giới. Để vào tận đó du khách dùng thuyền nhỏ 12 chỗ ngồi và được trang bị các loại y phục bảo hộ cho thích hợp với thời tiết và an toàn. Tàu lạng lách rất ngoạn mục nhưng tạo nên gió rất mạnh và rát mắt lắm.


(hình Sognefjords)
Sau đó chúng tôi tiếp tục đoạn đừơng về Bergen bằng cruise để đi qua Sognefjord là fjord lớn nhất, sâu nhất thế giới dài 204 km. Trên tàu có 2 tầng hiện đại với màn hình biểu thị lộ trình giống như trên máy bay. Tài công kiêm hướng dẫn viên thông báo các điểm nổi bật để du khách…chụp hình.
Chúng tôi không làm sao diễn tả hết cảnh đẹp thiên nhiên chỉ thấy có một điều ghi nhận là du khách nào cũng thành photographer hết. Các hãng Canon, Sony, Nikkon…chắc là hài lòng lắm vì từ già đến trẻ em ai cũng có trong tay digital camera lớn nhỏ đủ cả.


Bergen là thành phố lớn thứ 2 của Na Uy sau Oslo. Nằm ở bờ biển phía tây và là bến cảng cho ngư nghiệp, các tàu du lịch, được bao quanh bởi 7 ngọn núi mà ngọn cao nhất la Floyen mountain. Để ngắm toàn cảnh Bergen có xe tram gọi là Funiculảr đưa du khách lên đỉnh núi Floi trong vòng 8 phút.(hình phải: Bergen nhìn từ đỉnh núi Floi)
Mùa hè là mùa của tôm, cá salmon và bluefish ở Bergen. Tại Fish market chúng tôi thấy bán tôm hấp đỏ au giá từ 40-80 KKr cho ½ kg. Mua xong có th ể ăn ngay với muối ti êu chanh nhưng lạnh. Muốn ăn nóng thì người bán sẽ nấu lại cho thêm gia vị vào nhưng cũng phải trả thêm 40 KKr (1USD=6 KKR)nữa. Ở đây họ cũng nấu fish soup bằng cá salmon.


Tại Bergen có một khu phố cổ Brygen cũng đã được Unessco công nhận là di sản thế giới. Ở đó đặc trưng là những ngôi nhà mái nhọn đủ màu sắc mà xa xưa là các nhà thổ cho các chàng thủy thủ xa nhà. Bây giờ l à những cửa hàng lưu niệm.


Ngoài ra chúng tôi còn đi ra ngoại ô đến Troldhauten để viếng thăm di tích của một nhạc sĩ nổi tiếng là Evard Grieg. Ông này lúc sinh tiền chỉ cao có 1.5 mét nhưng các giòng nhạc của ông thì bay bổng lên cao vút vượt không gian và thời gian để trở thành bất t ử trong nền văn học, trong lòng dân Na Uy, và giờ đây cũng còn là nguồn thu hút du khách đem lại lợi ích cho đất nước.


Ở một nơi xa xôi đến thế mà chúng tôi cũng gặp được ngư ời VN bán hàng trong shopping mall và được giới thiệu để biết đến một nhà hàng Việt Nam có tên hiệu Cyclo. tiệm này có bán cả sushi (xin mở ngoặc, có lẽ vì hải sản nhiều nên các nhà hàng Thái, Chinese, VN đều có thêm sushi bar).


Ở Na Uy, tiếng Anh không đuợc xem là ngôn ngữ phụ, các trẻ em được học từ vỡ lòng cùng với tiếng Na Uy. Khi lên 13 tuổi sẽ được học thêm một “2nd language” hoặc là Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác nếu muốn. Học sinh học xong middle school ở 16 tuổi sẽ phải theo 4 năm high school. Sau đó nếu vào đại học thì chính phủ đài tho chi phí, nhưng nếu kết qủa học tập tồi tệ, học hành không chăm chỉ nghiêm túc thì sẽ bị chuyển số tiền tài trợ đó thành món nợ (loan) phải trả lại cho chính phủ.
Na Uy có mỏ dầu và chính phủ đã để dành một phần tiền t ừ khai thác dầu này vào quỹ an sinh xã hội cho người cao niên và một quỹ hưu bổng cho thế hệ tương lai.
Tuy say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên qua xe lửa, tàu thuỷ, chúng tôi ít nhiều cũng chạnh nghĩ đến nước VN và tự hỏi chỉ với dân số 4.5 triệu bằng phân nữa thành phố Sài Gòn mà sao đất nước và con người Na Uy làm nên được quá nhiều thứ, nhất là đoạn đường xe lửa Flambana. Đến bao giờ SG mới có được một đoạn xe metro? Chiến tranh đã chấm dứt 35 năm rồi. Cứ coi như VN lúc thập niên 80 bằng với Na Uy thời 1922, thì vẫn có thể làm được nếu có sự khởi đầu. Thế mà vì đâu nên nỗi để cho vấn nạn kẹt xe triền miên, đường phố ngập úng như sông?? VN cũng có dầu, nhưng đến bao giờ tất cả người cao niên VN được tiền an sinh xã hội? Thiết nghĩ các nhà lãnh đạo VN còn đi nước ngoài nhiều hơn chúng tôi, không hiểu họ có nghĩ như mình để mà khởi sự? Không có sự bắt đầu nào là muộn màng nhưng nếu không có bắt đầu thì sẽ không có gì cả…buồn thay!
Thôi xin gát suy tư lại một bên để lên máy bay SAS bay từ phi trường Bergen đến Stockholm- Thuỵ Điển trong một chuyến bay dài 1giờ 10 phút. Xin nói rõ các chuyến bay SAS trong khu vực Bắc Âu rất đơn giản, không có dịch vụ nào…free kể cả ly nước lạnh cũng phải trả tiền.


(Xin mời xem tiếp phần III: Sweden)

Đăng lúc: 04:11:44 AM | 23-03-2018 | Đã xem: 1104


Bài viết cùng chuyên mục


Giới thiệu

Tin tưc và sự kiện

backtop