DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75

DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75
DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75
DU LỊCH THẾ GIỚI SCADINAVIA (P. III) - Trần Diệu Hiền. BH75
Ngày nay nói đến Thụy Điển thì không ai không nhắc đến các thương hiệu “made in Sweden” như điện thoại Ericson, xe hơi SAAB, VOLVO, hàng gỗ IKEA, thời trang H&M, âm nhạc ABBA, thủy tinh và khẳng định có “tầm cỡ” nhất phải nói đến giải Nobel.

BẮC ÂU: LƯU LUYẾN TÂM TÌNH
STOCKHOLM- “Made In Sweden”- Đất nước của NOBEL



(hình: City Hall Stockholm)
Ngày nay nói đến Thụy Điển thì không ai không nhắc đến các thương hiệu “made in Sweden” như điện thoại Ericson, xe hơi SAAB, VOLVO, hàng gỗ IKEA, thời trang H&M, âm nhạc ABBA, thủy tinh và khẳng định có “tầm cỡ” nhất phải nói đến giải Nobel.
Có lẽ trong chúng ta không ai xa lạ gì với Alfred Nobel cha đẻ của nguyên tử và bản di chúc của ông. Để tìm hiểu thêm xin mời cùng chúng tôi đên viếng viện bảo tàng Nobel nằm ở khu phố cổ Gamla Stan. Viện này mới được thành lập năm 2001 để kỷ niệm 100 năm giải Nobel.


Alfred Nobel là cư dân ở Stockholm lúc qua đời không có người thừa kế nên di chúc để lại toàn bộ tài sản vào một quỹ đầu tư an toàn và mỗi năm tiền lời từ qũy này sẽ được dùng 60% làm tiền thưởng cho các học giả, các nhà nghiên cứu có đóng góp thiết thực vào sự cải thiện đời sống con người trong các lãnh vực Vật Lý, Hoá Học, Y Khoa, Văn Chương và Hoà Bình, và 40% là chi phí hành chánh điều hành bao gồm cả việc trả lương cho ủy ban xét duyệt giải thửơng.
Giá trị hiện tại cho 1 giải Nobel khoản 10 triệu KKr Thụy Điển (1 USD=7.5KKr); Còn giải Nobel về Kinh Tế không thuộc quỹ Nobel vì không bao gồm trong di chúc của Ông. Nhưng từ năm 1968 ngân hàng Thuỵ Điển muốn đóng góp thêm giải này nên tự đài thọ tài chánh và tên thật của giải Nobel Kinh Tế phải gọi thêm là “in memory of Alfred Nobel” để tưởng nhớ Alfred Nobel


Làm thế nào để tuyển chọn một người lãnh giải (recipient)? Tại toà nhà viện bảo tàng này ở Stockholm trên tầng lầu 2 là nơi làm việc của uy ban xét duyệt. Danh sách đề cử được gởi về đây từ khắp nới trên thế giới với đầy đủ chi tiết. Ủy ban này phải nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu đầy đủ rồi trình hội đồng thẩm định bình chọ. Những người trong danh sách để cử nhưng chưa được chọn sẽ được tái thẩm định vào năm kế tiếp coi công cuộc nghiên cứu có tiến triễn hay không. Trung bình một cuộc nghiên cứu kéo dài gần cả đời người mới thấy kết quả và không phải chỉ do một người thực hiện (ngoại trừ giải văn chương). Thành ra chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các vị lãnh giải Nobel đều cỡ “thất thập cổ lai hy”. Ngừoi lãnh giải Nobel “trẻ” nhât cũng bước qua tuổi “tri thiên mệnh”.
Cho đến năm 2008 có tất cả 816 ngừơi nhận giải Nobel trong đó có 36 nữ lưu và bà Marie Currie lãnh 2 lần giải về Hoá Học.


Chân dung 816 vị này đươc treo trên trần của viện bảo tàng. Sau khi nghe thuyết trình xin mời du khách dừng chân giảo lao ở café Satir để cùng thưởng thức một ly kem “Nobel Ice cream” và Nobel Chocolate. Đây là hai “đặc sản” luôn được dùng trong buổi dạ tịêc khi phát giải Nobel và chỉ bán ở nơi này mà thôi. Nhấm nháp kem xong xin mời thực khách lật ngược ghế của mình ngồi lên xem thử mình cùng ngồi cái ghế với nhà bác học nào?. Số là ở café này mỗi khi có một nhà lãnh giải Nobel nào,hay một nhân vật “VIP” nào ghé qua thì sẽ được phát cho một cây bút đặc biệt để ký tên vào bên dưới ghế làm kỷ niệm. Ghế của chúng tôi ngồi thấy ghi rõ “Physics 95’” và…Bill Clinton.


(hình: một chiếc ghế lật ngược tại Nobel Museum Cafe)
Hằng năm cứ ngày 10 tháng 12 tại Stockholm nhộn nhịp với lễ phát giải Nobel. Nhưng riêng giải Nobel về Hoà bình thì được tổ chức ở Oslo- Na Uy. Các người lãnh giải, khách mời ngụ tại khách sạn Grand Hotel là khách sạn cổ xưa nhất. Lễ trao giải được phát ở Concert Hall vào ban ngày và ban đêm dạ tiệc, khiêu vũ được tổ chức ở City Hall.
City Hall Stockholm được coi là một trong những toà nhà công chính đẹp nhất châu âu. Nó toạ lạc bên bờ …kênh. Bên trong có phòng Blue Hall dành cho Nobel banquet và Golden Hall dành cho Nobel dancing.


(hình blue Hall)
Du khách chỉ có thể thăm viếng hai phòng này theo những tour có hướng dẫn viên trong vòng 50 phút chứ không được tự ý đi một mình vì nơi đây là nơi làm việc của chính quyền.
Dạ tiệc Nobel tổ chức cho khoản 1,300 ngừoi bao gồm ngừoi lãnh giải, khách mời danh dự. Trong đó có 200 người là sinh viên các trường đại học ở Thuỵ Điển được rút thăm trúng giải vé mời. Tuy được ‘vé mời” nhưng mỗi học sinh này phải trả tiền bữa ăn tối là khoản 200 Euro/người. Trong sảnh đường Blue Hall phần lớn làm bằng đá cẩm thạch và gạch đỏ (rất ít màu xanh nhưng lại có tên..blue)


Đặc biệt chiếc cầu thang để cho các vị nhận giải Nobel khi được xứong danh sẽ đi trên đó để xuống đại sảnh. Kiến trúc sư đã nghiên cứu làm bực thấp để cho phụ nữ dễ đi (thật là quá…galăng tuy là không có nhiều phụ nữ được giải). Sau dạ tiệc thì sẽ có dancing trong phòng Golden Hall ở trên tầng lầu 2 (hình phải: Golden Hall)
Như các nứơc trong vùng Scandinavia khác, Thuỵ Điển cũng theo chế độ đại nghị có vua và Thủ Tứơng. Vị vua hiện nay là Gustav XVI có một công chúa đầu lòng. Người này sẽ nối ngôi vua làm nữ hoàng khi vua thoái vị hay băng hà. Nàng công chúa này sắp kết hôn nhưng hôn phu bị bệnh thân và thân phụ của ông đã hiến tặng một quả thận để cho con trai có thể tiếp tục sống mà làm…phò mã.


(hình nữ bảo vệ ở Royal Palace)
Hiện tại ở Stockholm trong Royal Palace chỉ có văn phòng của vua để hàng tuần nội các của Thủ Tướng báo cáo các việc quốc dân cho vua rõ và quyết định. Nhưng nói vậy cho vui chứ cho dù vua không chấp nhận thì nội các cũng cứ lấy khuôn dấu của vua đóng cái rụp là xong việc. Gia đình hoàng gia thực sự sinh sống ở Drottningholm Palace ở cách thành phố Stockholm 11 km về hướng tây. Muốn đến đó du khách có thể lái xe, đi bằng thuyền hết 50 phút; hay đi bằng xe metro và xe bus chỉ tốn 20 phút, hoặc xe đạp. Để biết hết cảnh vật khắp nơi, chúng tôi lúc đi thì bằng tàu bến cảng ở cạnh City Hall, lúc về bằng metro và bus. Tàu đi chậm để du khách ngắm cảnh trời mây, nước. Thành phố Stockholm được cấu tạo bởi 14 hòn đảo và 54 cây cầu nối nhau có diện tích hoà hợp 1/3 nước, 1/3 cây xanh và 1/3 đất. Nên chi đi đâu cũng thấy kinh lạch đầy dẫy chẳng khác gì đồng bằng nam bộ của VN.


(hình: đường thủy đến Drottingholm Palace)
Cả Royal Palace và Drottningholm Palace đều có tour cho du khách nói tiếng Anh, nhưng không cho chụp hình quay phim ở bên trong nội thất. Một điểm thuận tiện cho du khách là ở bất kỳ lâu đài, viện bảo tàng nào cũng có cung cấp những chiếc ghế xếp bằng sắt nhỏ, nhẹ gọn gang. Ai không thể đứng lâu để nghe giảng giải thì tự nhiên mang theo 1 chiếc ghế mà ngồi. Mỗi tour kéo dài 1 giờ, các du khách cao niên khó có thể đứng mãi. Thiệt quá chu đáo và…tâm lý! Chúng tôi cũng dùng một chiếc để…dưỡng sức.


(hình: Drottingholm Palace nhìn từ bến tàu)
SMORGASBORD: “ăn chơi” phải đi liền nhau. Sau khi đi chơi mệt mỏi thì xin tiếp tục “tái tạo năng lượng” bằng Smorgasbord. Đây là ẩm thực truyền thống của Thụy Điển và vùng Scandinavia thường dùng trong ngày lễ nhất là Giáng Sinh. Nhưng du khách có thể thưởng thức quanh năm ở Grand Hotel tại Stockholm và Oslo hoặc ở trên DFSD cruise từ Đan Mạch –Oslo, hoặc trên Sijla Cruise line giữa Stockholm và Helsinski. Gía cả ở Grand Hotel là 45 Euro/ người. Ở trên tàu là 35 Euro/người (nếu đặt chỗ trước thì 33 Euro). Chúng tôi đi Sijla cruise 2 đêm nên ăn trên tàu cho tiện.
Smorgasbord tiếng Anh có nghĩa là “tasting bar” một thứ như “bread and butter table”. Đó là buffet nhưng ăn mỗi món phải mỗi dĩa riêng biệt. Có người đã ăn Smorgasbord tốn đến… 40 cái dĩa. Chả trách gì họ charge nhiều tiền vì phải tính tiền rữa qúa nhiều dĩa.
Mỗi khi nếm xong một món thì để dao, nĩa song song trên dĩa, phục vụ sẽ dẹp đi. Nếu ăn nữa chừng mà muốn đi lấy thêm thì gát chéo X.
Bắt đầu phải thử các loại cá herring với khoai tây và bánh mì dòn
Tiếp theo mới là các loại cá khác, nóng ăn trước, lạnh ăn sau với khoai tây.
Tiếp nữa là các salad, rồi trứng, các loại thức ăn lạnh
Rồi mới đến các loại thịt
Cuối cùng là cheese, trái cây, bánh ngọt và cà phê.
Smorgasbord phải uống kèm với Vodka là tuyệt hảo. Nhưng trên tàu chỉ cung cấp rượu chát trắng, đỏ và bia cùng trong giá bữa ăn. Muốn uống Vodka phải mua thêm và họ bán theo ly. Chúng tôi không uống nên không biết giá bao nhiêu.


(hình: Sijla Cruise line)
Từ Stockholm chúng tôi đi qua Helsinski thủ đô của Phần Lan bằng Sijla cruise line. Tàu đi ban đêm, ban ngày đến Helsinski và đi một vòng city sightseeing thăm thành phố đến 3:30 PM thì trở lại tàu để về lại Stockholm ngày hôm sau.
Vì chỉ 1 buổi ghé qua nên chưa biết được gì nhiều để ghi lại. Xin hẹn dịp khác sẽ thăm Phần Lan tỉ mỉ hơn và nhất là để tận hưởng Sauna Finland rất độc đáo.
Tại Thuỵ Điển chính phủ có chương trình dạy tiếng Việt chính quy, có tuyển ngạch giáo chức dạy như bất kỳ các môn học nào khác. Trong đó có 2 vị giáo sư mà chúng tôi quen biết là Cô Ngọc (tức là đồng môn QGTM của chúng tôi) và Thầy Phước. Xin cám ơn chính phủ Thuỵ Điển đã giúp gìn giữ tiếng nước tôi khi mà có rất nhiều người Việt ở các nơi khác trên thế giới không biết trân trọng ngôn ngữ của mình.

KẾT LUẬN: Ân Tình Vương Mang.



Bây giờ xin kết thúc chuyến đi ở đây với lời kết là Bắc Âu đã để lại trong tôi một ân tình sâu đậm. Đầu tiên là sự tốt bụng của đàn ông xứ Đan. Số là khi đến phi trường CPH hành lý chúng tôi bị trục trặc không đến cùng chuyến bay. Do đó, chúng tôi phải phải mất thời gian làm thủ tục giấy tờ. Khi ra khỏi cửa hải quan thì không tìm thấy tài xế taxi đã hẹntrước. Đang lơ ngơ thì có một chàng Đan mạch cao to đẹp trai cỡ…Beckham tiếng tới hỏi thăm sự tình và sốt sắng dùng cell phone gọi cho hãng taxi để cho người đến đón. Xong anh chàng bảo chúng tôi chờ 5 phút và giã từ vì phải đón gia đình đi du lịch về (tiếc là đã có vợ!). Sau đó thì đến anh chàng lái taxi, cũng rất tốt bụng, vui vẻ, hoạt bát với tiếng Anh lưu loát. Thấy chúng tôi than khát nước thì mở thùng xe tặng liền một chai nước suối có mùi chanh uống rất là mát cổ.


Tại Copenhagen chúng tôi có thân nhân tiếp đãi nồng ấm tình thân. Qua đến Oslo lần đầu tiên gặp anh Lợi là một đồng hương xứ Huế nhưng anh đã đối chào đón như người nhà tình nguyện trả tiền taxi,lại còn tặng cho vé xe bus đi chơi miễn phí. Qua đến Stockholm thì lại quá cảm động vì cái cô Sangeeta – travel agent mà chung tôi mua package có văn phòng cách Stockholm 1 giờ lái xe cũng đến tại hotel để chào đón hướng dẫn chúng tôi và không thể nói nên lời khi chị Ngọc đã đứng chờ ngoài hành lang khách sạn từ trước khi chúng tôi ở phi truờng về. Đêm cuối cùng ăn tối tại nhà chị Ngọc với tất cả sự tiếp đãi nồng hậu của gia đình chị Ngọc, các bạn VN của chị Ngoc, bản thân chúng tôi cảm nhận được tất cả tình cảm quý mến, thân thương các anh chị dành cho mình. Chúng tôi chỉ biết xin tâm lãnh và xin được bày tỏ lên đây lòng cảm ơn sâu sắc tất cả mọi người vừa gặp gỡ cùng hay khác chủng tộc. Nhờ vậy cuộc du hành của chúng tôi thêm đậm màu sắc, nhiều ý nghĩa và trong lòng còn mãi luyến lưu trở lại.


Ở đây cũng riêng gởi tặng các bạn đồng song K.19 QGTM của tôi để kỷ niệm 35 năm tình bạn của chúng ta với mơ ước rằng 5, hoặc 10 năm sau chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm nhà máy bia Carlsberg như ngày xưa đi nhà máy BGI, cùng nhau đi “Norway in a Nutshell” và ghé lại thăm chị Ngoc để cùng nhau đi vào rừng hái dâu, hái nấm như chúng ta đã đi Lái Thiêu cái thuở nào. Lúc đó bạn Hiền sẽ làm tour guide…free cho các bạn chỉ xin một gói “vua khô bò” và đậu phụng da cá là đủ hương nồng và luyến lưu.

Hè 2009 , San Francisco.

Đăng lúc: 04:57:11 AM | 23-03-2018 | Đã xem: 1184


Bài viết cùng chuyên mục


Giới thiệu

Tin tưc và sự kiện

backtop